Văn hóa ứng xử của người Nhật (phần 2)

+3 phiếu
366 lượt xem

Trên phương tin công cng



- Chỗ ngồi ưu tiên trên tàu ở Tokyo: Hầu hết trên các tàu và xe buýt đều có những chỗ ngồi ưu tiên dành cho người già, người tàn tật, phụ nữ có mang hoặc có trẻ nhỏ. Khi không có ai bạn có thể ngồi nhưng hãy mạnh dạn đứng dậy nhường chỗ cho những người nói trên.

-Hạn chế tối đa việc nói chuyện điện thoại. Nếu không có cách nào khác hãy cố gắng nói nhỏ.
-Khi lên tàu, xe buýt hãy chờ cho những người xuống tàu/xe ra hết rồi mới lên.


Ăn ung

- Người Nhật khá cầu kì trong nấu nướng nhưng cũng sẵn sàng ăn tạm một món ăn nhanh vì tiết kiêm thời gian. Khác nhau về văn hóa dẫn đến nhiều món ăn của người Nhật cũng không hợp khẩu vị của người Việt và ngược lại. Việc khen một món ăn (dẫu không ngon) trở thành tính cách của họ trong giao tiếp. Vì vậy cũng cần chú ý khi mời người Nhật ăn. Việc tìm hiểu một món ăn công phu cũng là tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản.
- Ngược lại với ở Việt Nam, ở Nhật (và ở Hàn Quốc) khi ăn các món bún, mỳ, miến mà phát ra tiếng "sụp soạp" thì không bị coi là bất lịch sự. Trái lại, người ta quan niệm tiếng "sụp soạp" đó tạo cảm giác ngon miệng.
- Giống như ở Việt Nam, khi ăn cơm nên cầm bát cơm trên tay chứ đừng đặt trên bàn rồi cúi đầu xuống ăn.
- Khi ngồi trong bàn ăn, không nên tự rót nước/rượu cho bản thân mà hãy rót cho người bên cạnh.
- Trong các nhà hàng ăn tự chọn (buffet), ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Đừng lấy thật nhiều rồi bỏ thừa, như thế sẽ rất không hay, thậm chí bạn có thể bị phạt tiền.
- Ở Nhật không có văn hóa tip (tiền boa). Việc bạn boa tiền có thể gây khó xử cho nhân viên nhà hàng do một số nơi có quy định nhân viên không được nhận tiền boa.

Trang phc

Nhật Bản là nơi khá tự do về ăn mặc, thời trang. Quần áo cũng đẹp và rẻ nên thay đổi theo mùa khá dễ dàng. Hãy mặc đồ sạch sẽ, gọn gàng, hợp phong cách.
Ở Nhật, phụ nữ thường ăn mặc kín đáo, hầu như không mặc hở ngực hoặc lưng. Duy chỉ có váy ngắn và quần ngắn thì không sao.

Giao tiếp

- Việc chào hỏi nhau là một nghi thức không thể thiếu ở Nhật. Để đánh giá một con người, người ta thường đánh giá mức cơ bản nhất là biết chào hỏi hay không. Việc cảm ơn và xin lỗi trong mọi trường hợp là điều bình thường ở xã hội Nhật.
- Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
- Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.
- Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không nên động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ, cãi cọ.



Tng quà

Nên tránh tặng những món quá đắt tiền, xả xỉ. Tốt nhất hãy tặng những món quà hữu dụng, có giá trị vừa phải hay những món quà thủ công, mỹ nghệ mang từ Việt Nam sang.
Khi đang nhờ người Nhật một việc gì đó, tuyệt đối không được tặng quà. Người Nhật có tính tự trọng rất cao, làm như vậy sẽ bị coi như là "hối lộ" vậy. Thêm nữa, họ rất ngại việc nhận quà rồi mà lỡ không thực hiện được điều được nhờ.

đã hỏi 7 Tháng 7, 2014 trong Văn hóa Nhật Bản bởi kimuchi

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

...