Biểu tượng của mùa hè Nhật Bản(p1)

+3 phiếu
755 lượt xem

Đã bao giờ bạn thử tưởng tượng mùa hè của mình sẽ trãi qua như thế nào không? Mùa hè với những dự định học tập còn dang dở, mùa hè với những chuyến đi biển để hòa vào dòng nước mát mang vị mặn của trời, hay mùa hè vẫn cứ phải đi làm và cảm thấy nhàm chán cũng như bao mùa khác. Này thử nhé, thử tưởng tượng xem vào một buổi tối mùa hè bạn cùng gia đình hay người thương yêu của mình cùng mặc Yukata ngồi ở hiêng nhà, tay cầm 1 cái quạt, tay kia đang múc những thìa kem đá bào mát lạnh để ăn hay cho những đứa trẻ nhỏ, bên cạnh có 1 bình nhan muỗi vừa có hương thơm vừa không lo muỗi đốt, miệng cứ luôn cười mắt say mê ngắm những con đom đóm bay trong sân nhà. Bạn nghĩ sao về một mùa hè như vậy? Hãy thử tưởng tượng nhé, bạn sẽ rất mong muốn có những khoảnh khắc như vậy đó.

Ánh nắng chói chang mang cái nóng của tiết trời hè-một người bạn đã lâu không gặp đến.Chào đón một người bạn đã lâu không gặp cũng không nên quá sơ sài nhỉ? Chúng ta hãy thử cùng chào đón mùa hè tại đất nước Mặt trời mọc nhé!

1. Kem đá bào Kakigoori-かき氷

Cách làm kakigoori rất đơn giản. Chỉ cần một chút đá viên cho vào chiếc máy bào đ, một lát sau là bạn đã có một ly kem đá bào thật ngon lành rồi. Kakigoori có thể ăn ngay không vị hoặc là rưới lên trên một chút siro với rất nhiều hương vị trái cây được yêu thích như: dâu, chanh, đào, mận…Ở Nhật thì vị trà xanh đậu đỏ là một kiểu kem đá bào phổ biến được nhiều người lựa chọn.

Không biết từ bao giờ kem đá bào đã trở thành biểu tượng của mùa hè Nhật Bản, 1 mùa gắn với biết bao kỉ niệm của tuổi ấu thơ. Ở Nhật, kem đá bào đã được bày bán từ tháng 5 đến tháng 9 tại nhiều cửa hàng giải khát, quán ven đường và rất nhiều trong các lễ hội. Nói là biểu tượng của mùa hè Nhật Bản nhưng không hẳn chỉ có
Nhật Bản mới có loại kem này, ở Trung Quốc, Philipines, Hàn Quốc đều có với những hương vị và cách gọi tên cũng khác nhau.

2. Katoributa-"người anh hùng" của mùa hè Nhật Bản

Để ngăn chặn muỗi mà chỉ dùng màn che hay quạt gió vẫn chưa đủ, phải có liệu pháp khác là sử dụng đến nhang muỗi. Hơi giống với Việt Nam mà thì có gì đâu khác biệt?! Nhưng mà hãy cùng tìm hiểu sao lại gọi đây là những "người anh hùng" nhé.

Katori trong katori senkou nghĩa là thanh nhan muỗi, buta nghĩa là con heo, vậy katoributa nghĩa là bình nhan trừ muỗi hình con heo. Chuyện kể vào thế kỉ 19, có thương gia người Nhật đã mang về Nhật Bản giống hoa cúc mà trước đó ông chưa từng thấy ở Nhật sau 1 thương vụ với Hoa Kì. Ông nhận thấy khi đốt những bông hoa cúc phơi khô này có thể xua đi những con muỗi nên từ đó cách này được mỗi người sử dụng phổ biến đến nỗi cụm từ "katori senkou" đã đi vào lời những bài thơ Haiku viết về mùa hè.

Lúc đầu những thanh nhan muỗi có hình trụ dài nhưng để sử dụng được lâu hơn người ta đã thay lại thành hình vòng xoắn. Nếu ở Việt Nam sử dụng miếng kim loại được chế tạo để đặt thanh nhan muỗi thì ở Nhật dùng bình gốm sứ nhiều hình dạng, nhưng dạng hay thấy và phổ biến nhất là hình những chú heo. Nguyên liệu trong những thanh nhan muỗi thường là hoa cúc hay các hương liệu từ thiên nhiên khác không chứ hóa chất nên hương thơm đó tốt cho sức khỏe.

3. Uchiwa-ngọn gió mùa hè

Từ thế kỉ thứ 5, Uchiwa đã được sử dụng trong đa số là giới quí tộc sang trọng và có dạng hình vuông. Mãi sang thế kỉ 17 mới có dạng tròn và phổ biến cho hầu hết mọi người đều đựoc sử dụng. Sở dĩ Uchiwa đựoc xem là một trong những biểu tượng của mùa hè là vì đây là vật dụng đựoc sử dụng thường xuyên nhất. Hình ảnh những cô gái mặc Yukata tay cầm chiếc Uchiwa đã là hình ảnh không thể thiếu trong mùa hè Nhật Bản.

Điều đặc biệt ở chiếc quạt Uchiwa là nó là một sản phẩm hoàn toàn được làm bằng tay, bao gồm thân làm từ tre và đầu quạt được làm từ vải hoặc giấy có trang trí. Phần nan quạt được làm từ loại tre vót rất mảnh và có tính đàn hồi chứ không dễ gãy như một số loại quạt giấy mà chúng ta hay sử dụng.



Người ta sử dụng giấy washi (một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp) để tạo nên phần đầu quạt song phổ biến hơn cả là dùng loại vải hoa (vải cotton thường dùng để may các bộ yukata) nên hoa văn trên quạt cũng rất phong phú. Các mẫu vải hoa dùng để tạo ra quạt uchiwa thường có hoạt tiết hình chuồn chuồn, chuông gió, bông lúa, cỏ lau, hoa bìm bìm…Không chỉ của Nhật Bản mà những hình ảnh trên cũng đã in sâu vào hình ảnh mùa hè của đất nước chúng ta, đúng không bạn?

Uchiwa không chỉ là biếu tượng của mùa hè, nó còn là biểu tượng của sự kết nối quá khứ với hiện tại cũng như gắn kết các thế hệ khi họ cùng hòa mình vào các điệu nhay trong lễ hội.

đã hỏi 7 Tháng 7, 2014 trong Văn hóa Nhật Bản bởi nguyenhieu

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

...