Lễ Hội Obon (Bon) truyền thống của Nhật Bản

+3 phiếu
314 lượt xem
Bon hay Obon là lễ hội Phật giáo truyền thống của Nhật Bản được tổ chức vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, tương tự ttrong thời gian này ở Việt Nam là Lễ Vu Lan (Lễ xá tội vong nhân), nhằm tưởng nhớ những linh hồn tổ tiên đã ra đi. Đây là lễ hội Phật giáo, với người Nhật, tín ngưỡng Phật Giáo rất quan trong, lễ Phật để cầu mong sự bình yên, an lạc cho cuộc sống. Đây là lễ hội đã có từ trước đây khoảng 500 năm, là một phần không thể thiếu trong nền vắn hóa của người dân xứ sở Phù Tang.

Vào kì nghĩ này, những người trong gia đình Nhật Bản thường quây quần bên nhau, những người ở xa cũng tranh thủ về thăm nhà, ông bà, cha mẹ, họ hàng hoặc đi thăm mộ những người đã khuất, dịp này đối với người Nhật có thể xem như là ngày gia đình.

Lễ hội Obon mang ý nghĩa là những linh hồn đã khuất sẽ trở về, trong quan niệm của người Nhật, những người đang sống sẽ làm nhiệm vụ dẫn đường cho những linh hồn người thân quay về, tìm được nơi thanh thản, có như vậy thì bản thân họ cũng cảm thấy đượcc sự bình yên. Như dịp này ở Việt Nam, người dân sẽ đốt giấy tiền vàng mã cho những người đã khuất với hi vọng ở thế giới bên kia họ sẽ có đủ tiền để có cuộc sống sung túc, còn tại các gia đình Nhật Bản, đồ cúng của lễ hội Obon sẽ thường là những chiếc bánh khảo làm từ bột gạo với nhiều màu sắc cùng những giỏ hoa quả với phong phú nhiều loại được kết hợp đẹp mắt. Vì thời gian diễn ra lễ hội là mùa hè nên trang phục chủ yếu sẽ là trang phuc truyền thống Yukata bằng cotton, màu sắc tươi sáng.

Lễ hội Obon hằng năm của Nhật Bản là lễ hội chính thức của toàn thể nước Nhật, mang sắc màu linh thiêng pha lẫn sự huyền bí, được diễn ra tại cố đo Kyoto thơ mộng. Lễ hội thu hút rất nhiều khách du lích từ trong nước đến quốc tế đến tham quan, tất cả đè mong muốn được nhìn thấy những nghĩ thức cổ truyền và cả điệu múa Bon Odori truyền thống.

Những hoạt động tín ngưỡng sẽ diên ra trong suốt lẽ hội, trong đó du khách sê được nhìn thấy điệu múa Bon Odori truyền thống, khi họ nhảy họ nghĩ rằng linh hồn của người thân họ cũng đang nhảy múa, như vậy sẽ tìm thấy được sự an lạc. Điệu múa này có rất nhiều kiểu, trong đó kiểu múa quạt là đẹp nhất, ngoài ra người ta còn dùng khăn để múa. Về những bài ca, giai điệu trong khi múa thì không giới hạn, có thể là dân ca, nhạc hiện đại hay cả những bài nhạc Châu Âu, có giai điệu vui tươi. Còn những động tác của điệu múa thường phản ánh những công việc thường làm, như điệu Soran Bushi thể hiện động tác kéo lưới khi đnag đánh cá dưới biển. Nghi thức Lễ dâng lửa được thực hiện vào đêm 16/8, có ý nghĩa soi đường cho những linh hồn đã khuất trở về. Trong lễ dâng lửa, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Đây cũng là hình ảnh tuyệt vời giữa đêm hè của Kyoto. Vào ngày cuói cùng của lễ hội, cùng với người dân nước Nhật  du khách sẽ đắm chìm trong màu sắc ấm cúng của lễ hội thả đèn lồng, mỗi chiếc đèn lồng tượng trưng cho một linh hồn đã khuất. Vào cuối buổi lễ, sẽ là màn bắn pháo hoa tưng bừng như là 1 hình thức xua đuổi những linh hồn xấu xa.
đã hỏi 24 Tháng 6, 2014 trong Văn hóa Nhật Bản bởi nguyenhieu

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

...