Trà Đạo- sự tinh túy và lòng kiên nhẫn

+1 phiếu
516 lượt xem

Trà đạoー茶道  là một môn nghệ thuật truyền thống, một nét văn hóa đặc trưng cổ xưa của Nhật Bản. Trà đạo đòi hỏi sự tinh tế cũng như sự kiễn nhẫn rất cao của người pha trà. Trà đạo được đặc trưng bởi cách pha trà và cách thưởng thức trà, cả 2 đều mang đậm tính cách và tình cảm riêng của người Nhật, loài hình nghệ thuật này đã xuất hiện từ khoảng 500 năm trước đây (từ khoảng cuối thế kỷ XII). Trà có công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo, một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Phòng tràー茶室 được trang trí đơn giản nhưng không mất đi vẽ đẹp thanh nhã của nó, luôn tạo được cho khách cảm giác ấm áp và thân mật. Khách trước khi đến phòng trà sẽ được dẫn đi qua một dãy phòng đến phòng đợi. Sau khi được phụ vụ 1 tách nước nóng, khách sẽ được dẫn đi qua 1 khu vườn lót những tấm gách nhỏ ở lối đi để đến được phòng trà.Trong khu vườn đó không khó để bắt gặp được sự thanh tịnh trong không gian, khu vườn mát mẻ đó sẽ làm cảm xúc con người lắng đọng lại, đi đến cái tịnh trong tâm hồn và muốn dừng chân ở đó. Tại  khu vườn, sẽ đặt một tảng đá lớn được đục theo hình 1 các bát lớn chứa nước chảy xuống từ 1 ống tre,  khách có thể dùng nước này để rửa tay trước khi vào phòng trà.

Chủ nhà trong bộ quần áo truyển thống kimono sẽ cúi đầu chào khách tại cửa phòng. Cánh cửa phòng trà được xây dựng nhỏ hơn nhiều so với kích thước con người gọi là Nigiri Guchi(にじり口), nên khi bước vào phải cúi gập người xuống như để tỏ lòng kính trọng và khiêm tốn. Nếu ngày xưa. các tầng lớp võ sì đạo Samurai khi bước vào phải để kiếm bên ngoài để tỏ lòng hòa khí.

Trong phòng trà, ở một góc tường hơi hụt vào hơn so với bình thường gọi lag Tokonoma 床の間, trong góc tường đó sẽ treo 1 bức thư pháp hhay chiếc quạt giấy kiểu Nhật,  bức tranh thủy mặc và có cả những bình hoa được cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre biểu hiện sự chào đón của chủ nhà với khách. 

“Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.

Tiệc trà lớn có thể kéo dài 4 giờ đông hồ, trước khi tham gia tiệc trà khách sẽ được mời dùng những viên kẹo Wagashi đủ màu và phong phú hình dạng tùy theo mùa. Nếu mùa thu là đỏ sẽ có wagashi 和菓子hình chiếc lá đỏ, nếu mùa xuân thì sẽ có wagashi hình hoa anh đào. Ăn kẹo có vị ngọt rồi uống trà có vị vừa thơm lại hơi chát sẽ tạo nên hương vị khó tả và cũng khó quên.

Việc thưởng thức trà đạo được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. “Con đường” ấy cần phải đảm bảo các yêu cầu về những yếu tố sau: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà.  Nước pha trà phải luôn được giữ ở 80-90 độ, tuyệt đối không dùng nước sôi cho tất cả các loại trà của Nhật. Ấm pha trà và tách/bát uống trà phải được tráng bằng nuớ sôi rồi lau đi bằng khắn khô, xong mới được sử dụng. Có 2 cách pha trà: trà đặc và trà loãng, trà đặc có thể 3 người cùng thay phiên nhau uống 1 bát, mỗi người khoảng 1 đến 1 hớp rưỡi hoặc 1/3 bát trà, còn trà loãng thì mỗi người 1 bát.

Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà, bằng động tác thuần thục, họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Sau đó, họ nhẹ nhàng dùng chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên hương vị của nó, họ cẩn thật rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép.

Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên xoay chén ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách lại xoay chén theo hướng ngược lại về chỗ cũ rồi nhẹ nhàng đặt chén xuống. Ngụm cuối cùng, khách thưởng thức trà nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán tưởng, khen ngợi. Khi tất cả đã uống xong, người khách lại cúi mình chào một cách kính cẩn rồi mới ra về.

Từ lâu trà đạo đã đi sâu và là 1 phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật, ở trà đạo ngaòi thưởng thức trà còn mang tính giáo dục cao, muốn thưởng thức phải tuân thủ nguyên tắc, từ nguyên tắc mà chỉnh đốn bản thăn. 4 nguyên tắc chính của trà đạo : hòa, kính, thanh ,tịch.

Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. 

Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.

đã hỏi 1 Tháng 7, 2014 trong Văn hóa Nhật Bản bởi nguyenhieu

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

...