Kabuki-loại hình nghệ thuật độc quyền của nam giới

+3 phiếu
667 lượt xem

Kabuki (歌舞伎) trong tiếng Hán là "Ca Vũ Kỹ", "Ca" nghĩa là ca hát, "vũ" nghĩa là múa, "kỹ" nghĩa là kỹ năng, kabuki được hiểu nôm na là "kỹ năng múa hát". Đây là 1 trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính của Nhật, bên cạnh kịch Nou và kịch rối Bunraku. Kịch Kabuki có lịch sử bắt đầu từ năm 1603, khi bà Okuni, một miko(cô gái phục vụ trong đền thờ Shinto) ở Izumo Taisha, bắt đầu diễn một phong cách kịch múa mới ở Kyoto, các diễn viên nữ đóng luôn vai cho nam trong những vỡ kịch khôi hài trong cuộc sống hằng ngày. Song phong cách này được lan rộng khắp các đoàn kịch, và Kabuki xuất hiện như 1 loại hình nghệ thuật sử dụng nữ nghệ sĩ. Sự hấp dẫn của Kabuki là sự khôi hài có phần tục tĩu, những nữ nghệ sĩ này còn kiêm luôn cả nghề gái điếm. Chữ 伎 trong tiếng Nhật đọc là "ki" những cũng được hiễu như là "gái lầu xanh". Đến năm 1629, chính quyền tướng quân Tokugawa đã ban hành lệnh cấm nữ giới không được tham gia vào loại hình nghệ thuật này vì cho rằng làm như vậy là mất đi giá trị của Kabuki và làm ảnh hưởng bởi những tư tưởng xấu. Từ đó cho đến nay, trong nghệ sĩ trong Kabuki luôn là nam, nếu trường hợp có vai nữ trong vỡ kịch thì cũng sẽ do nam thể hiện.

Okuni được xem là sư tổ sáng lập nên Kabuki.

Nội dụng của Kabuki được chia là 2 nội dung lớn: Một là Jidaimono, là kịch lịch sử, thường hay kể lại những câu chuyện quan trọng trong lịch sử xảy ra trước thời Edo. Hai là Sewamono, là kịch kể về đời sống hằng ngày của nông dân và thị dân trong thời Edo, xoay quanh chủ đề thường là gia đình và chuyện tình lãng mạn.

Hóa trang của nhâtn vật Yoshitsume trong vỡ kích Kabuki nổi tiếng Yoshitsume Senbon Zakura.

Bên cạnh kỹ năng diễn xuất, vũ đạo và nội dụng, thì hóa trang cũng là yếu tố quan trọng mà mỗi nghệ sĩ Kabuki cần phải thuần thục, tất cả tạo nên sức hấp dẫn và độc đáo rất riêng của Kabuki. Có 3 cách hóa trang điển hình để thể hiện 3 dạng nhân vật trong Kabuki: nhân vật nam trẻ đại diện cho người tốt được gọi chung là Tachiyaku, Katakiyaku đại diện cho kẻ xấu, chuyên làm điều ác và Onnagata, tức các nhân vật nữ.

Bên cạnh 3 dạng nhân vật trên, Kabuki còn có một dạng nhân vật gọi là Kumadori, tức các vai diễn tượng trưng cho các dũng tướng, anh hùng lỗi lạc. Cách hóa trang của những nhân vật này có nhiều đường viền màu đỏ trên khuôn mặt tượng trưng cho đức hạnh và sức mạnh.

Các kiểu trang điểm trương gương mặt của nghệ sĩ Kabuki

Các nghệ sĩ Kabuki đều tự hóa trang cho chính mình, họ phải biết trang điểm sao cho phù hợp với vai diễn. Việc hóa trang là một trong những khâu quan trọng của Kabuki. Khán giả có thể dựa vào đó để biết được bản chất tốt hay xấu của nhân vật. Ngoài các kiểu hóa trang ở trên, trong Kabuki còn có một số kiểu hóa trang khác như mặt xanh thể hiện cho các linh hồn, mặt nâu hay xám thể hiện vai diễn con vật, ma quái. Những nét vẽ trên mặt sẽ giúp diễn viên dễ dàng thể hiện tâm trạng của nhân vật hơn, đặc biệt là những lúc nhân vật tức giận hay đau khổ.

Khi diễn vai nữ, nghệ sĩ Kabuki phải thuần thục những qui tắc bắt buộc trong diễn xuất. Ví dụ, trong lúc di chuyển, đầu gối của họ hơi chùn xuống, động tác đi lại nhẹ nhàng, nét mặt thể hiện sự e ấp thường thấy của nữ giới. Nghệ sĩ nam diễn Onnagata cũng phải diễn những cảnh lãng mạn, họ phải biết cách che đi sự nam tính trong con người như che đi hình thể,.Cả ánh mắt, đôi bàn tay đều phải nhẹ nhàng, đôi khi họ còn giả luôn giọng nói của nữ.

Sân khấu Kabuki cũng rất độc đáo, có phần nhô ra goi là Hanamichi 花道-phần đi bộ rộng và để ngăn cách sân khấu chính với phần khán giả, đó là đường ra vào chính của diễn viên. Nhưng chủ yếu các động tác, cách đặc sắc của vỡ kịch đều được biểu diễn ở đây.

Hanamichi là nơi diễn ra những tình tiết quan trọng của Kabuki

 Trang phục cũng là 1 yếu tố quan trọng không thể thiếu, đó là sự kết hợp giữa Kimono tryền thống của người phụ nữ được thêu, ve, in hoa văn và những bộ chiến trận của những vị tướng cùng với điệu bộ của nghệ sĩ.

Ngày nay, theo trào lưu, đang tồn tại rất nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại được bản trẻ hướng đến, những loại hình nghệ thuật truyền thống ít được quan tâm như trước. Yếu tố góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của các đoàn kịch này, chủ yếu nhờ vào khách du lịch, họ muốn tiếp cận đến nền văn hóa của Nhật Bản, và trong số những người trẻ của Nhật Bản,  vẫn còn những người đam mê và hứng thú với Kabuki, những tiết mục kịch nào được trình diễn luôn đông người xem. Và việc cải tiến làm sao để đưa được Kabuki đến được nhiều với người trẻ là điều đang được các nghệ sĩ quan tâm. Năm 2009,  UNESCO đã công nhận Kabuki là Di sản Văn hóa Phi vật thể Truyền khẩu của nhân loại.

đã hỏi 2 Tháng 7, 2014 trong Văn hóa Nhật Bản bởi nguyenhieu

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

...