Kính ngữ trong tiếng Nhật (phần 1)

+5 phiếu
4,904 lượt xem
Keigo là cách nói thể hiện sự kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc người được nói tới. Người nói sẽ dùng Keigo đối với người mà theo quan hệ xã hội mình phải thể hiện sự kính trọng.
Việc dùng Keigo tùy thuộc vào 3 yếu tố:
- Khi người nói ở vị trí thấp hơn về tuổi tác hoặc địa vị xã hội,thì người nói dùng Keigo để thể hiện sự kính trọng của mình với người nghe có vị trí cao hơn mình.
- Trong trường hợp người có quan hệ không thân lắm với người nghe, ví dụ như khi mới gặp lần đầu, thì người nói dùng Keigo để thể hiện sự kính trọng của mình đối với người nghe.
- Quan hệ Uchi (bên trong) - Soto (bên ngoài). Khái niệm Uchi chỉ những người thuộc cùng nhóm với mình như gia đình, công ty,...; còn khái niệm Soto chỉ những người nằm ngoài nhóm. Khi người nói nói với người Soto "bên ngoài" về nhóm Uchi của mình  thì người Uchi "bên trong" này có vị trí tương đương vói người nói. Vì thế, cho dù người bên trong có vị trí cao hơn nhưng người nói không dùng Keigo như khi nói với người đó. (P/s: chỗ này hơi khó hiểu nhé!)
Có 3 loại Kính ngữ là 尊敬語 (Tôn kính ngữ)、謙譲語 (Khiêm nhường ngữ)、丁寧語 (Thể lịch sự).
I. 尊敬語 (Tôn kính ngữ)
尊敬語(Sonkeigo)là các nói được dùng để biểu thị sự kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc người được nói tới, khi nói về hành vi hoặc trạng thái của người nghe hoặc người được nói tới. Cách nói này cũng được dùng khi nói về những đồ vật, sự việc liên quan đến người nghe.
1. Động từ
a. Động từ tôn kính: những động từ ở thể bị động có thể được dùng làm động từ tôn kính.
Ví dụ: 1. 渡辺様は10時に来られます。
   2.お酒を辞められたんですか?
b. お Động từ thể ますになります
Cách nói này thể hiện mức độ tôn kính cao hơn cách nói ở phần a. Đối với những động từ mà thể ますchỉ có 1 âm tiết như 「見ます」、「寝ます」、「出ます」...hoặc động từ thuộc nhóm III thì không dùng cách nói này. Ngoài ra, đối với những động từ mà có cách nói tôn kính đặc biệt như ở phần c thì chúng ta chỉ dùng cách nói đó.
Ví dụ:  1.社長はもうお帰りになりました。
            2. もうこの本をお読みになりましたか?
Lưu ý: Động từ chỉ trạng thái(います、あります) và động từ chỉ khả năng(できます、わかります) không dùng kính ngữ dạng a nhưng dùng được kính ngữ dạng b.
c. Những tôn kính ngữ đặt biệt: những từ này có mức độ tôn kính tương đương với mức độ tôn kính ở phần b.
 いらっしゃいます=います、いきます、きます
 めしあがります=たべます、のみます
 おっしゃいます=いいます
 なさいます=します
 ごらんになります=みます
 ごぞんじです=しっています
 くださいます=くれます
Ví dụ: 1. ワット先生は研究室にいらっしゃいます。
           2.どうぞ召し上がってください。
d. お Động từ thểます  ください
Khi nhờ hoặc mời ai làm một việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng.
Ví dụ: 
Lưu ý: Không dùng cách nói này với những động từ đặc biệt được nhắc đến ở phần c. Tuy nhiên, đối với「めしあがります」 thì chúng ta có thể nói là「おめしあがりください」 và 「ごらんになります」thì là「ごらんください」.
2. Danh từ, tính từ, phó từ
Ngoài động từ thì một bộ phận danh từ, tính từ, phó từ có thể trở thành khi chúng ta thêm 「お」hoặc「ご」 vào trước chúng. Tùy từng từ mà chúng ta thêm 「お」hoặc thêm「ご」. Nhìn chung thì「お」 được dùng với những từ thuần Nhật (đọc theo âm On), còn「ご」 được dùng với những từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Kun).
Ví dụ: 「お」              「ご」
       お国、お名前、お仕事       ご家族、ご意見
       お元気、お上手、お暇       ご熱心、ご親切
       お忙しい、お若い         ご自由に
 
đã hỏi 2 Tháng 7, 2014 trong Ngữ pháp tiếng Nhật bởi kimuchi

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

1 câu trả lời

0 phiếu
Tác giả hơi nhầm 1 chút. ON là gốc của tàu chứ ko phải kun nhé. Trích:Tùy từng từ mà chúng ta thêm 「お」hoặc thêm「ご」. Nhìn chung thì「お」 được dùng với những từ thuần Nhật (đọc theo âm On), còn「ご」 được dùng với những từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Kun).
đã trả lời 15 Tháng 8, 2015 bởi Namtam
...