Lễ hội của những bé gái-Hina Matsuri 3/3

+2 phiếu
565 lượt xem

Nhật Bản không còn xa lạ gì với chúng ta khi nói Nhật là một quốc gia với rất nhiều lễ hội. Trong tiến trình hội nhập với quốc tế và khu vực nhưng Nhật vẫn tự hào rằng vẫn giữ được những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt của mình. Ở Nhật hăng năm hầu như không có khái niệm của ngày Quốc tế thiều nhi 1/6, mà ở đất nước này, đã có hẳn ngày hội cho trẻ em, ngày hội bé gái được tổ chức ngày 3/3 và ngày hội bé trai được tổ chức vào ngày 5/5 hằng năm.

Ngày 3/3 là ngày Hina Matsuri ひな祭り-ngày hội của những bé gái,matsuri nghĩa là lễ hội, hina nghĩa là những con chim non, cũng có nghĩa là búp bê, và ở đây được hiểu như là những đứa trẻ con. Hina Matsuri là một trong cố ít những dịp lễ hội dành riêng cho bé gái, lễ hội này còn được gọi là Momo-no-sekku (桃の節句) vì đầu tháng 3 còn là thời điểm hoa đào nở rộ ở Nhật. Hoa đào còn tượng trưng cho vẽ đẹp người con gái: dịu dàng, thùy mỵ và cả xinh đẹp nữa.

Từ xa xưa, người Nhật đã có truyền thống làm sạch cơ thể vào những lúc giao mùa để xua đi những rủi ro, những điều không may mắn. Người ta thường làm ra những con búp bê và thả trôi theo dòng sông, như đã gửi tất cả những điều không may mắn vào đó và đã xua đi khỏi. Đồng thời vào thời Heian, các bé gái ở những gia đình quí tộc ở Kyoto có bày những con búp bê ra chơi, lúc đó chưa gọi là Hina Matsuri mà gọi là Hina Asobi ひな遊び hay gọi lag Asobigoto 遊び事. Song với phong tục thả búp bê trôi theo dòng sông đó, nên Hina Matsuri như là sự kết hợp của 2 hoạt động trên. Đến thời Edo thì lễ hội tưởng như chỉ đựoc tổ chức cho giới quí tộc này đã được phổ biến khắp nước Nhật, và người ta lấy ngày tiết cú tháng 3 là ngày chính thức và tất cả mọi người đều có thể ăn mừng.

Vào ngày Hina Matsuri, các gia đình sẽ trưng bày những con búp bê Hina, búp bê Hina rất xinh đẹp và đại diện cho vua và hoàng hậu cũng như các cận thận. Những gia đình đã bắt đầu trưng bày từ hồi đầu tháng 2, nhưng ngay sau khi kết thúc lễ hội người Nhật sẽ cất ngay những con búp bê này một cách cẩn thận và chờ cho tới đợt lễ hội năm sau. Vì người ta tin rằng nếu vẫn còn trưng bày những con búp bê này cho tới ngày 4/3 thì các bé gái sau này sẽ lập gia đình muộn.

Bộ búp bê Hina có 2 loại: . Kimekomi (木目込み) và Ishochaku (衣裳着). Kimekomi là loại búp bê mà trang phục được làm bằng cách khắc hoặc dán vải trực tiếp lên hình nhân.

Còn loại Ishochaku là loại búp bê mà trang phục được làm riêng rồi sẽ mặc vào hình nhân. Loại nào cũng có nét đẹp riêng của nó.

 

Ngoài ra búp bê Hina còn đựoc phân chia theo số lượng, thành 3 loại nữa: bộ 2 con, bộ 5 con và bộ 7-15 con. Bộ búp bê được xem là đầy đủ nhất là 15 con, được xếp theo 7 tầng có trải thảm đỏ.

Một bộ búp bê Hina điển hình:

- Tầng đầu tiên: 2 búp bê tượng trưng cho vua và hoàng hậu gọi là Dairibina 内裏雛 .Nếu nhìn chính diện thì Vua được đặt bên trái và Hoàng hậu được đặt bên phải. Sau lưng Vua & Hoàng hậu là một bức bình phong gọi là Byobu (屏風). Ở hai bên là 2 cây đèn đứng gọi là Bonbori (雪洞), thường có hoa văn là hoa anh đào hoặc hoa đào. Trước mặt Vua & Hoàng hậu là Sanpokazari và Hishidai. Sanpokazari là hai bình hoa được cắm hai nhánh hoa đào. Hishidai là hai bệ đựng Omochi (một món ăn truyền thống của Nhật, gần giống như bánh dày của Việt Nam vậy) gọi là Hishi-mochi. 5 lớp Hishi-mochi trên Hishidai có hình dạng như viên kim cương & có màu sắc tươi sáng khác nhau tượng trưng cho sắc màu mùa xuân. Nhưng cũng tùy theo sở thích mà người ta có thể sắp xếp khác các vị trí, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân thủ theo như vậy.

- Tầng thứ 2 gồm 3 búp bê, là 3 cung nữ hầu rượu sake gọi là Sannin-kanjo 三人官女. Người ở giữa ngồi, còn 2 người ở hai bên thì đứng. Người giữa nhìn kĩ sẽ không thấy lông mày, theo truyền thống Nhật, phụ nữ khi lấy chồng sẽ phải cạo lông mày nên có thể nói người giữa là lớn tuổi nhất. Ở giữa 3 người này là 2 Takatsuki, loại bàn đứng được đặt Omochi hình tròn (Maru-mochi), 2 tầng trắng & hồng.

- Tầng thứ 3 gồm 5 búp bê gọi là Gonin-bayashi 五人囃子. Đây là 5 nhạc công nam, 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo, và người cầm quạt là ca sĩ.

- Tầng thứ 4 là 2 búp bê Đại thần gọi là Zuijin 随身. Nếu nhìn trực diện thì bên phải là Đại thần già, và bên trái là Đại thần trẻ



- Tầng thứ 5 gồm 3 búp bê gọi là Sannin-jichou
三人上戸, là hộ vệ cho Vua & Hoàng hậu khi đi ra ngoài. Vẽ mặt cả 3 người biểu thị những tình cảm phong phú, người giận, người khóc, người cười. Phía hai bên được trang trí bằng một chậu hoa đào và một chậu quất.



- Tầng thứ 6 & tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau.

Nhưng 1 bộ búp bê đầy đủ những con búp bê như vậy không phải gia đình nào cũng có được vì rắt đắt.  Nên họ sẽ chọn những bộ với những tầng cơ bản nhất. Khi những bé gái lớn lên rồi lấy chồng, bộ búp bê này sẽ được gửi theo những cô gái đó như lời cầu may mắn, chúc phúc.

Đến ngày hội này các bé gái được ăn bánh hishimochi và bánh giòn hina arare làm từ bột gạo với nhiều màu sắc rực rỡ. Các bé cogn được uống rượu ngọt Shirozake làm từ gạo lên men.

 

đã hỏi 3 Tháng 7, 2014 trong Văn hóa Nhật Bản bởi nguyenhieu
sửa nội dung 3 Tháng 7, 2014 bởi nguyenhieu

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.

...